So sánh ưu và nhược điểm của tổng đài VoIP với giải pháp truyền thống

Ngày nay nhiều doanh nghiệp chuyển sang sử dụng tổng đài VoIP vì những lợi ích của nó mang đến cho doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Tăng cường lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

1 Ưu điểm:
– Tổng đài IP có nhiều ưu điểm hơn so với tổng đài TDM, chẳng hạn như:
– Gọn nhẹ hơn. Thay vì phải có rất nhiều MG để chứa card Analog/Digital thì giờ chỉ cần các card có chứa DSP. Tích hợp được với nhiều ứng dụng trên nền IP: voice/video conference, collaboration, Unified Com…Có thể hoạt động trên cùng 1 hạ tầng mạng, không phải tách ra làm 2 như các hệ thống TDM.

2. Nhược điểm
– Thiết bị đầu cuối đắt. Tiền mua 1 IP Phone có thể mua được từ 10-30 cái analog phone. Chất lượng cuộc gọi tốt nhất cũng chỉ gần bằng so với thoại analog (dựa trên tiêu chí MOS). Thiết bị đầu cuối ko dùng lẫn đuợc. Nghĩa là IP Phone của Siemens ko thể đem lắp vào hệ thống tổng đài của Nortel hay Alcatel được. Trong khi điện thoại analog thì đem điện thoại Postef cắm vào cũng vẫn nghe gọi được.
– Dùng Asterisk thì rẻ thật, nhưng cũng đầy phiêu lưu. Asterisk rất phù hợp cho việc nghiên cứu công nghệ, phát triển nhưng có vẻ như chưa thích hợp lắm để đưa vào ứng dụng kinh doanh. Lí do là vì nếu muốn sử dụng Asterisk trong một doanh nghiệp thì quản trị hệ thống đòi hỏi phải có rất nhiều kiến thức: kiến thức về hệ điều hành Linux, kiến thức về VoIP, kiến thức về lập trình. Khi phát triển các ứng dụng Unified Communications thì đòi hỏi khối lượng công việc cho lập trình rất lớn.
Giả sử chia ra làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 sử dụng thoại TDM
+ Giai đoạn 2 nâng cấp 1 phần lên thoại IP
+ Giai đoạn 3 phát triển các ứng dụng UC
– Thế thì rõ ràng là chỉ có các tổng đài phổ biến mới đáp ứng được. Nhất là trong thời điểm hiện tại, thoại TDM vẫn là chủ yếu. Việc không có các card analog trunk và subscriber trên các tổng đài IP thuần túy là một trở ngại lớn. Có thể thấy một ví dụ rất rõ đó là sản phẩm CallManager của Cisco. Mặc dù có đội ngũ partner mạnh, thương hiệu nổi tiếng, các chiến lược marketing rất tốt nhưng Cisco vẫn không chiếm được nhiều thị phần trong mảng thoại. Trong khi đó Asterisk không có nhiều người sử dụng, đội ngũ hỗ trợ phát triển không nhiều, hoàn toàn mang tính chất tự phát. Chi phí ẩn cho việc sử dụng Asterisk là khá cao.
– Chất lượng cuộc gọi phụ thuộc rất nhiều vào đường truyền Internet, trong khi dùng Internet thì không thể đảm bảo lúc nào cũng có được một băng thông cố định dành cho voice vì nhiều lúc sẽ có nhiều kết nối đồng thời xảy ra cùng lúc nên chất lượng cuộc gọi không đảm bảo bằng kỹ thuật đời cũ.
– Yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi cao thì mới triển khai được vì liên quan đến nhiều thứ về Linux hoặc dùng software chạy trên nền Windows thì tốn phí và phức tạp không kém.
– Rất khó cấu hình cho softphone và hardphone vì đòi hỏi phải có kiến thức nền tảng về mạng, không giống như điện thoại truyền thống .
– Hiện nay ở Việt Nam luật pháp vẫn bảo hộ hệ thống kinh doanh thông tin của bưu điện , vì thế chưa cho phép kinh doanh voip ở trong nước. Khi bạn nói đến voip thì bạn phải hiểu là khách hàng tiêu thụ sản phảm, nhưng luật pháp thì cấm làm sao người ta triển khai được đây? Đó cũng là yếu tố mà làm cho mọi người bỏ cuộc chơi .
 

Leave A Comment?