Mỗi máy điện thoại là một thuê bao được nối với một tổng đài bằng đường dây. Khi bạn quay số cần gọi, người trực tổng đài sẽ tiếp chuyển đường dây cho bạn tại tổng đài bằng phích cắm. nhiều tổng đài lại được nối với nhau bằng đường truyền cáp quang hoặc vệ tinh hay các trạm chuyển tiếp vô tuyến. Hiện nay tất cả các thao tác bằng tay đã được tự động hóa bằng hệ thống tổng đài điện tử. Chính vì vậy mới có các card cắm trong tổng đài trong đó có card xử lý.
– Các cơ quan, doanh nghiệp hoặc Tư nhân lắp tổng đài nội bộ phục vụ nhu cầu của mình và thuê đường truyền của bưu điện để nối ra ngoài thì thường gọi đay là trung kế
– Thuê bao mà bạn đang sử dụng chỉ được một máy, bạn lắp thêm thì gọi máy lắp thêm là máy nhánh.
– Tổng đài điện thoại có nhiệm vụ kết nối tất cả các máy điện thoại với nhau, muốn như vậy nó phải hoạt động như sau:
– Nhận biết được tình trạng của từng máy nhánh ( nhấc máy, gác máy).
– Khi nhận được máy điện thoại nhấc máy tổng đài phát tín hiệu mời gọi đi ( tín hiệu U dài mà bạn nghe khi nhấc máy lên).
– Nhận các thông tin được ấn từ bàn phím máy điện thoại ( nhận biết được số được bấm từ bàn phím).
– Xử lý các thông tin đó.
– Định tuyến kết nối vào máy nhánh cần gọi đến.
– Phát tín hiệu gọi chuông và cuối cùng là kết nối cuộc gọi cho 2 máy điện thoại
– Card xử lý là card trong tổng đài để xử lý các hoạt động của tổng đài.
– Trung kế là đường dây kết nối từ tổng đài này đến tổng đài khác. Đó có thể là đường kết nối từ tổng đài của nhà cung cấp đến tổng đài con thuê bao hay đường kết nối giửa 2 tổng đài lớn với nhau.
– Máy nhánh là máy điện thoại kết nối với một tổng đài còn gọi là máy con.
Thí dụ : tổng đài có 10 trung kế và 32 máy nhánh có nghĩa là tổng đài có thể kết nối ra bên ngoài tối đa 10 đường dây và có thể đấu nối được tối đa 32 máy điện thoại từ tổng đài đó ( bạn nên nhớ đây là 32 máy nhánh chính, ngoài ra bạn có thể mắc thêm máy song song tức máy phụ).
Những bài viết liên quan:
Leave A Comment?