Hệ thống báo cháy là một bộ phận không thể thiếu trong ngôi nhà hiện đại của bạn. Chúng ta đều đã biết về lợi ích tuyệt vời của nó. Vậy bạn có biết cách lắp đặt hệ thống báo cháy như thế nào cho an toàn chưa? Sau đây chúng tôi xin cung cấp thông tin hữu ích về cách lắp đặt hệ thống báo cháy. Mời các bạn hãy tham khảo.
Hệ thống báo cháy là một hệ thống có nhiệm vụ thông báo sự cố cháy. Nó rất cần thiết trong ngôi nhà của chúng ta. Việc lắp đặt cũng không nên tùy tiện qua loa, mà cần làm đúng quy trình. Quy trình đó là gì?
Cấu tạo của nó bao gồm:
- Thiết bị đầu ra: như đầu báo khói, đầu báo nhiệt, đầu báo ga, và nút nhấn khẩn.
- Thiết bị đầu vào: bảng hiện thị phụ, chuông báo động, còi báo động, đèn báo động…
- Trung tâm báo cháy: bao gồm các thành phần chính như mainboard điều khiển, các module, một biến thế và một battery.
Người được giao nhiệm vụ tiến hành lắp đặt phải là người am hiểu về điện, am hiểu về hệ thống. Cần tránh những sai sót khi lắp đặt hệ thống báo cháy
Sau đây là quy trình về lắp đặt một hệ thống báo cháy:
Đầu tiên là đi dây cáp tín hiệu
Cần thực hiện đi dây các vị trí đặt đầu báo khẩn, vị trí đặt trung tâm báo cháy. Những đường dây được lắp đặt cần đảm bảo tính thẩm mĩ và độ an toàn cao hơn.
Đo điện trở
Ta cần phải tiến hành đo điện trở cho hệ thống dây đã lắp đặt đảm bảo đúng thông số kĩ thuật, độ an toàn cao.
Một số lưu ý khi lắp đặt hệ thống báo cháy
- Đầu báo khói: Được lắp đặt với chức năng giám sát trực tiếp các hoạt động, tín hiệu khói để báo về trung tâm. Thời gian đầu báo khói nhận và truyền tín hiệu không quá 30s. Nếu nồng độ khói trong môi trường vượt quá ngưỡng cho phép thì thiết bị sẽ phát tín hiệu báo động về tủ trung tâm đẻ xử lý.
- Còi báo cháy: Thường được lắp đặt phòng bảo vệ, cầu thang hoặc nơi đông người. Nhằm báo động cho nhiều người biết về sự cố sắp xảy ra.
- Công tác khẩn: Mỗi hệ thống báo cháy cần có công tắc khẩn. Công tắc khẩn của hệ thống được lắp đặt những nơi dễ thấy hoặc đông người. Thiết bị này cho phép người dùng chủ động truyền thong tin báo cháy bằng cách kéo công tác lên, hoặc nhấn gọi. Khi nghe thấy tín hiệu này, mọi người sẽ tự động biết sự cố đang xảy ra.
- Lắp đặt và cài đặt tủ trung tâm: Đây là thiết bị then chốt của hệ thống bao cháy, Bởi nó là thiết bị cung cấp năng lượng cho các đầu báo tự động. các đầu báo này có khả năng nhận và xử lý tín hiệu. Tủ trung tâm còn có khả năng kiểm tra hoạt động của hệ thống báo cháy,chỉ thị sự cố của hệ thống như đứt dây, chập mạch.
- Một vấn đề nữa mà bạn nên lưu tâm. Sau khi hệ thống báo cháy được lắp đặt xong, bạn cầm kiểm tra lại cẩn thận từ tủ trung tâm đến các đầu báo. Bạn hãy lường trước các trường hợp rủi ro như sai dây, nhầm dây, đứt dây… Cần kiểm tra toàn bộ hệ thống như đèn báo, còi báo,… Và chúng ta cũng cần chạy thử toàn hệ thống trước khi đưa vào sử dụng.
Tóm lại, việc lắp đặt hệ thống báo cháy cần có hiểu biết của chuyên môn ngành điện. Chúng ta không nên tùy tiện lắp hay chỉ lắp đại khái. Bởi an toàn của hệt hống báo cháy chính là an toàn cho ngôi nhà của bạn. Chúc các bạn thành công.
Những bài viết liên quan
Leave A Comment?