Giao thức hoạt động của tổng đài VoIp

1. Các giao thức của VoIP (VoIP protocols):

VoIP cần 2 loại giao thức : Signaling protocol và Media Protocol.

1. Signaling Protocol 

Signaling Protocol điều khiển việc cài đặt cuộc gọi. Các loại signaling protocols bao gồm: H.323, SIP, MGCP, Megaco/H.248 và các loại giao thức có bản quyền riêng như UNISTIM, SCCP, Skype, CorNet-IP,…

2. Media Protocols: 

Media Protocols điều khiển việc truyền tải voice data qua môi trường mạng IP. Các loại Media Protocols như: RTP (Real-Time Protocol), RTCP (RTP control Protocol), SRTP (Secure Real-Time Transport Protocol), và SRTCP (Secure RTCP)

Các nhà cung cấp có thể sử dụng các giao thức riêng hay các giao thức mở dựa trên nền của 1 trong 2 giao thức tiêu chuẩn quốc tế là H.323 và SIP. Ví dụ Nortel sử dụng giao thức UNISTIM (Unified Network Stimulus) Cisco sử dụng giao thức SCCP (Signaling Connection Control Part) Những giao thức riêng này gây khó khăn trong việc kết nối giữa các sản phẩm của các hãng khác nhau.

2. Bộ giao thức H.323:

1. Khái niệm: H.323 là giao thức được phát triển bởi ITU-T (International telecommunication Union Telecommunication Standardization Sector). H.323 phiên bản 1 ra đời vào khoảng năm 1996 và 1998 phiên bản thế hệ 2 ra đời. H.323 ban đầu được sử dụng cho mục đích truyền các cuộc hội thoại đa phương tiện trên các mạng LAN, nhưng sau đó H.323 đã tiến tới trở thành 1 giao thức truyền tải VoIP trên thế giới. Giao thức này chuyển đổi các cuộc hội thoại voice, video, hay các tập tin và các ứng dụng đa phương tiện cần tương tác với PSTN. H.323 là giao thức chuẩn, bao trùm các giao thức trước đó như H.225,H.245, H.235,…

2. Các thành phần hoạt động trong giao thức H.323: có 4 thành phần:

a. Terminal: Là 1 PC hay 1 IP phone đang sử dụng giao thức H.323

b. Gateway:  Là cầu nối giữa mạng H.323 với các mạng khác như SIP, PSTN,…Gateway đóng vai trò chuyển đổi các giao thức trong việc thiết lập và chấm dứt các cuộc gọi, chuyển đổi các media format giữa các mạng khác nhau.

c. GateKeeper:  Đóng vai trò là những điểm trung tâm (focal points) trong mô hình mạng H.323. Các dịch vụ nền sẽ quyết định việc cung cấp địa chỉ (addressing),phân phát băng thông (bandwidth), cung cấp tài khoản, thẩm định quyền (authentication) cho các terminal và gateway…

d. Mutipoint control unit (MCU):  Hỗ trợ việc hội thoại đa điểm (conference)cho các máy terminal (3 máy trở lên )trong mạng H.323

3. Phương thức hoạt động của H.323 network:

Khi 1 phiên kết nối được thực hiện, việc dịch địa chỉ (address translation) sẽ được 1 gateway đảm nhận. Khi địa chỉ IP của máy đích được xác nhận, 1 kết nối TCP sẽ được thiết lập từ địa chỉ nguồn tới người nhận thông qua giao thức Q.931 (là 1 phần của bộ giao thức H.323). Ở bước này, cả 2 nơi đều tiến hành việc trau đổi các tham số bao gồm các tham số mã hoá (encoding parameters) và các thành phần tham số liên quan khác. Các cổng kết nối và phân phát địa chỉ cũng được cấu hình. 4 kênh RTCP và RTP được kết nối, mỗi kênh có 1 hướng duy nhất. RTP là kênh truyền dữ liệu âm thanh (voice data) từ 1 thực thể sang 1 thực thể khác. Khi các kênh đã được kết nối thì dữ liệu âm thanh sẽ được phát thông qua các kênh truyền này thông qua các RTCP instructions.

Những bài viết liên quan 

Các thành phần và phương thức hoạt động của tổng đài VoIP 


 

Leave A Comment?