1. Các thành phần tổng đài VoIP:
Các thành phần cốt lõi của 1 mạng bao gồm: Gateway, VoIP Server, IP network, End User Equipments
1. Gateway: Là thành phần giúp chuyển đổi tín hiệu analog sang tín hiệu số (và ngược lại)
a. VoIP gateway: là các gateway có chức năng làm cầu nối giữa mạng điện thoại thường (PSTN) và mạng VoIP.
b. VoIP GSM Gateway: Là các gateway có chức năng làm cầu nối cho các mạng IP, GSM và cả mạng analog.
2. VoIP server: Là các máy chủ trung tâm có chức năng định tuyến và bảo mật cho các cuộc gọi VoIP.
a. Trong mạng H.323 chúng được gọi là gatekeeper.
b. Trong mạng SIP các server được gọi là SIP server.
3. Thiết bị đầu cuối (End user equipments ):
a. Softphone và máy tính cá nhân (PC): Bao gồm 1 headphone, 1 phần mềm và 1 kết nối Internet. Các phần mềm miễn phí phổ biến như Skype, Ekiga, GnomeMeeting, Microsoft Netmeeting, SIPSet, ..
b. Điện thoại truyền thông với IP adapter: Để sử dụng dịch vụ VoIP thì máy điện thoại thông dụng phải gắn với 1 IP adapter để có thể kết nối với VoIP server. Adapter là 1 thiết bị có ít nhất 1 cổng RJ11 (để gắn với điện thoại) , RJ45 (để gắn với đường truyền Internet hay PSTN) và 1 cổng cắm nguồn.
c. IP phone: Là các điện thoại dùng riêng cho mạng VoIP. Các IP phone không cần VoIP Adapter bởi chúng đã được tích hợp sẵn bên trong để có thể kết nối trực tiếpvới các VoIP server
2. Phương thức hoạt động
VoIP chuyển đổi tín hiệu giọng nói thông qua môi trường mạng (IP based network). Do vậy, trước hết giọng nói (voice) sẽ phải được chuyển đổi thành các bits (digital bits) và được đóng gói thành các packet để sau đó được truyền tải qua mạng IP network và cuối cùng sẽ được chuyển lại thành tín hiệu âm thanh đến người nghe.
Tiến trình hoạt động thông qua 2 bước:
1. Call Setup:
Trong quá trình này , người gọi sẽ phải xác định vị trí (thông qua địa chỉ của người nhận) và yêu cầu 1 kết nối để liên lạc với người nhận.Khi địa chỉ người nhận được xác định là tồn tại trên các proxy server thì các proxy server giữa 2 người sẽ thiết lập 1 cuộc kết nối cho quá trình trao đổi dữ liệu voice
2. Voice data processing:
Tín hiệu giọng nói (analog) sẽ được chuyển đổi sang tín hiệu số (digital) rồi được nén lại nhằm tiết kiệm đường truyền (bandwidth) sau đó sẽ được mã hóa (tăng độ bảo mật). Các voice samples sau đó sẽ được chèn vào các gói dữ liệu để được vận chuyển trên mạng. Giao thức dùng cho các gói voice này là RTP (Real-Time Transport Protocol).1 gói tin RTP có các field đầu chứa dữ liệu cần thiết cho việc biên dịch lại các gói tin sang tín hiệu voice ở thiết bị người nghe. Các gói tin voice được truyền đi bởi giao thức UDP . Ở thiết bị cuối, tiến trình được thực hiện ngược lại.
Những bài viết liên quan:
Leave A Comment?