Các thành phần và chức năng của tổng đài IP-PBX

IP PBX thường có các khối chức năng sau:

1. Call Server / Communication Server / Call Manager…

Tùy theo sản phẩm của các hãng mà có tên khác nhau. Thành phần này đóng vai trò trung tâm điều khiển toàn bộ hệ thống, xử lý cuộc gọi, là thiết bị có chức năng báo hiệu và định tuyến cuộc gọi của hệ thống IP-PBX.

2. Media Gateway:

– Media Gateway ( MG ) là thiết bị chuyển đổi giữa 2 môi trường. Bạn dùng gateway để chuyển đổi giữa tín hiệu thoại analog thành các gói tin truyền trên mạng.,… Chứa các card giao tiếp với public network hoặc card thuê bao. Đối với các thuê bao là analog hoặc digital thì các card thuê bao sẽ là các loại card tương ứng. Đối với trường hợp subscriber là IP thì MG có thể chứa các DSP. Card giao tiếp với public network thì có thể là card analog trunk, hoặc các card E1/T1. Khi số lượng đường trung kế nhiều, người ta không sử dụng các card analog trunk mà sử dụng các card E1/T1 để tiết kiệm slot trên tổng đài, tiết kiệm số line được kéo từ tổng đài bưu điện đến IP PBX.

– Voice GW chính là giao tiếp với PSTN, tổng đài IP hay còn được coi như một media server làm các nhiệm vụ call processing, media processing. Nếu dùng Cisco, có thể dùng 2800. Lúc này, Cisco 2800 chỉ làm chức năng gateway, tức là bạn kết nối điện thoại analog vào port FXS, sau đó router này sẽ làm nhiệm vụ chuyển tín hiệu thoại analog thành các gói tin và ngược lại. Trong một số trường hợp gọi đơn giản như gọi trực tiếp giữa 2 gateway với nhau thì bạn không cần tổng đài. Trong trường hợp cần định tuyến cuộc gọi phức tạp thì bạn phải sử dụng tổng đài (ví dụ như dùng Cisco Call Manager, Asterisk).


– Ở hệ thống IP-PABX như của Avaya các media gateway giao tiếp với PSTN, các media gateway này connect với media server hoặc connect với các media gateway khác (tùy theo topo lớn hay nhỏ). Các media gw này thực chất là các stackable and modular hardware, bạn có thể cắm thêm vào các module phục vụ cho E1, analog, annoucement…


– IP-PABX như Asterisk chẳng hạn sẽ giao tiếp với PSTN qua các card (1,2,4..port E1/T1 or FXO/FXS) nên trên lý thuyết chỉ cần mainboard của Server làm Media gateway đủ khe PCI là có thể mở rộng thoải mái. Hệ thống Asterisk do đó có thể gọi điện, voice Mail, voice conference, Video Conference. Tổng đài Asterisk có thể giao tiếp Card PCI hoặc gateway để gọi PSTN. Các thiết bị để gọi là IP phone, ATA, Softphone X-lite đều đã thử nghiệm và chạy rất tốt.


– Việc sử dụng Card PCI để giao tiếp PSTN thì cũng có một vài nhược điểm như : số lượng có hạn khe cắm PCI (nếu bạn dùng máy tính PC thông thường là tổng đài thì sử dụng khoảng 6 line trở lại thôi), nếu công ty có nhiều chi nhánh thì nên sài GAteway có port FXO để gọi PSTN, dùng Gateway sẽ không phụ thuộc vào vị trí của tổng đài và có thể ứng dụng việc " gọi liên tỉnh PSTN nhưng trả cước PSTN nội hạt ".

3. Signaling: Module báo hiệu.

– Thường thì module này quản lý báo hiệu dùng các giao thức như H.323, SIP…Có hãng thiết kế các module trên riêng thành từng phần nhưng cũng có hãng tích hợp tất cả lại với nhau. Về kết nối trung kế, thì như đã nói gateway có thể được tách riêng khỏi tổng đài hoặc tích hợp trên tổng đài. Trong trường hợp bạn dùng nhiều trung kế thì thông thường sử dụng gateway riêng. Các gateway này hỗ trợ các cổng E1 (bằng 30 kênh thoại), hoặc các line FXO (CO line). Số lượng lớn thì gắn thêm card trên gateway hoặc dùng nhiều gateway. Khi này các gateway kết nối đến tổng đài IP qua các trung kế IP.


– Đối với thiết bị Cisco, khi số lượng trung kế không nhiều (chẳng hạn dưới 8 đường) thì người ta hay dùng card FXO cắm trên router. Trong trường hợp nhiều hơn, có thể dùng AS5xxx nhưng không khả thi vì tốn kém và không hiệu quả. Thêm vào đó, Cisco không phải là hãng chuyên về tổng đài, đặc biệt là TDM PBX. Với các hãng khác thì cần thêm trung kế thì cắm card trunk, cần thêm TDM subscriber thì cắm thêm các card subscriber và thêm MG.


– Tuy nhiên, số lượng đường trunk cần phải được tính toán một cách chi tiết để tránh lãng phí và khả năng xảy ra nghẽn mạng là thấp nhất. Có thể sử dụng các công thức Erlang để tính số trung kế tuy nhiên công thức này khá rắc rối và phức tạp. Để ước lượng một cách tương đối, có thể sử dụng một vài tỉ lệ như 1 trunk: 3, 5, 7 thuê bao. Càng nhiều thuê bao trên 1 đường trunk thì khả năng nghẽn của hệ thống càng cao. Chẳng hạn 200 đường trunk thì có thể phục vụ cho 600 thuê bao hoặc nhiều hơn (với tỉ lệ 1:3).

Tagged:

Leave A Comment?