Hướng dẫn sử dụng điện thoại Panasonic KX-TS560

Hướng dẫn sử dụng điện thoại Panasonic KX-TS560

4

–    Trong khi cài đặt các chương trình, không được nhấc tay nghe lên, đèn “Digital Sp-phone/Headset” phải tắt
–    Để dùng hết các tính năng của loại máy này, bạn phải lắp 3 cục pin AA vào dưới máy trước khi sử dụng.  Trong khi sử dụng máy, nếu pin hết bạn không được thay pin quá 30 giây, nếu không mọi dữ liệu và cài đặt trước đây sẽ bị mất.
–    Nhiệt độ an toàn cho máy: 50C – 400C.
–    Độ ẩm cho phép: 20 % – 80 %.
Lưu ý: KXTS 560 giống như KXTS 580 nhưng không có phím “sp-phone” v thay phím “Mute” bằng  phím “handset  mute”

1)    CÁCH CÀI ĐẶT GIỜ, NGÀY, THÁNG, NĂM

–    Nhấn phím "Function"
–    Nhấn phím “” hoặc  “” để chọn mục  "Set Clock"
–    Nhấn phím “ Enter ”
–    Nhập vào 2 số cho năm
–    Nhấn phím “ Enter”
–    Nhập vào giờ (2 số có giá trị từ 01-12), phút (2 số có giá trị từ 00-59). Nhấn phím “ ENTER “ .
–    Nhấn phím “#” để chọn AM (buổi sáng) hoặc PM (buổi chiều) Nếu chọn mode giờ là 12 giờ . hoặc chọn mode giờ là 24 .
–    Nhấn phím “ ENTER ”
–    Nhập vào ngày (2 số có giá trị từ 01-31), tháng (2 số có giá trị từ 01-12)
Ví dụ : Muốn nhập vào ngày 27 tháng 12.  Nhấn 2712
–    Nhấn phím  “ ENTER ” để lưu lại phần cài đặt
–    Nhấn phím "Exit" để thoát khỏi chương trình

2)    CÁCH CHỌN CHẾ ĐỘ QUAY SỐ TONE/PULSE

–    Nhấn phím " Function"
–    Nhấn phím “” hoặc  “” để chọn mục “Set Dial Mode”
–    Nhấn phím  “Enter”
–    Nhấn phím “” hoặc  “” để chọn chế độ "Pulse" (quay số chậm) hay "Tone" (quay số nhanh)
–    Nhấn phím  “Enter” để lưu lại
–    Nhấn phím "Exit" để thoát khỏi chương trình

3)    Cài đặt mã vùng.

Khi cài đặt mã vùng thì khi có cuộc gọi đến có mã vùng trùng với mã vùng cài đặt thì màn hình máy điện thoại sẽ không hiển thị mã vùng và khi gọi lại ta không cần phải chèn thêm mã vùng từ số gõi đến.
–    Nhấn phím “Function”
–    Nhấn phím “hay ” để chọn “ set area code”
–    Nhấn phím “Enter”
–    Nhấp mã vùng cần cài đặt (tối đa 8 chữ số) ( nhấn phím “Clear” để xóa)
–    Nhấn phím “Enter” để lưu.
–    Nhấn phím “Exit để thoát

4)    Giới hạn cuộc gọi.

–    Nhấn phím “Function”
–    Nhấn phím “hay ” để chọn “Call restrict ?”
–    Nhấn phím “Enter”
–    Nếu bạn chưa đổi password của máy thì không cần thực hiện bước kế ( mã pin default là : 1111)
–    Nhập password, nhấn phím “Enter”.

–    Nhập số cần giới hạn ( 1 ký tự hay 2 ký tự) từ 0 đến 9.
–    Nhấn phím “Enter”
–    Nhấn phím “Exit” để thoát.

5)    Xoá số giới hạn gọi.

–    Nhấn phím “Function”
–    Nhấn phím “hay ” để chọn “call restrict”
–    Nhấn phím “Enter”
–    Nhập password ( nếu có), nhấn phím “Enter”
–    Nhấn và giữ phím “Clear”, nhấn phím “Enter”
–    Nhấn phím “Exit “ để thoát .

6)    Chuyển đổi password.

–    Nhấn phím “Function”.
–    Nhấn phím “ hay ” để chọn “change password"
–    Nhấn phím «Enter»
–    Nhập 4 số password cũ ( default là 1111)
–    Nhấn phím «Enter»
–    Nhập 4 số cho password mới.
–    Nhấn phím “Enter”
–    Sau đó nhấn phím Exit” để thoát khỏi chương trình cài đặt.

7)    Điều chỉnh âm lượng thoại.

–    Trong lúc đang đàm thoại nhấn phím “hay  “ để chỉnh âm lượng thoại lớn hay nhỏ.

8)    Quay lại số vừa gọi ( 20 số gần nhất)

–    Nhấn phím “Redial”
–    Nhấn phím “hay ” để tìm số cần gọi.
–    Sau đó nhấc tai nghe ( handset) hay nhấn phím “sp-phone”

9)    Xóa số vừa gọi gần nhất.

–    Nhấn phím “Redial”
–    Nhấn phím “hay ” để chọn số điện thoại cần xóa.
–    Nhấn phím “Clear”để xóa
–    Sau đó nhấn phím “Exit”

10)    Chức năng đàm thoại 1 chiều

–    Trong lúc đang đàm thoại bạn nhấn phím “Mute” khi đó bạn chỉ nghe đầu dây bên kia đàm thoại và đầu dây bên kia không nghe ta đàm thoại.
–    Để xóa chức năng đàm thoại 1 chiều ta nhấn lại phím “Mute”

11)    Khóa/mở bàn phím.

–    Nhấn phím “Dial lock”
–    Nhập password “default 1111”
–    Nhấn phím “Enter”

12)    Lưu số điện thoại vào danh bạ. ( lưu 50 số thuê bao)

–    Nhấn phím “Function”
–    Màn hình hiện “Save phonebook ? “ nhấn phím “Enter”
–    Nhập tên chủ thuê bao cần lưu ( tối đa 15 ký tự)
–    Nhấn phím Enter”
–    Nhập số thuê bao cần lưu ( tối đa 32 số).
–    Nhấn phím “Enter”
–    Nhấn phím “Exit” để thoát.

13)    Tìm số điện thoại lưu trong danh bạ.

–    Nhấn phím “hay ” để tìm số điện thoại cần tìm trong danh bạ.
–    Nhấn tìm bằng các ký tự đầu ( bằng các phím có trên bàn phím)
–    Nhấn phím “ hay ” để tìm.
–    Khi màn hình hiện lên số cần tìm . Muốn gọi nhấn phím “sp-phone” hay nhấc tai nghe lên.

14)    Xem lại số gọi đến.

–    Nhấn phím “ hay ”
–    Nhấn phím “” để tìm số gọi đến mới nhất.
–    Nhấn phím “ để gọi lại số cũ nhất.
–    Để gọi lại nhấn phím “Sp-phone hay nhấc tai nghe lên”

15)    Lưu số gọi đến vào danh bạ

–    Nhấn phím “ hay ” để vào danh sách các số gọi đến.
–    Nhấn phím “/ ” chọn số điện thoại cần lưu
–    Nhấn phím Enter” để chọn.
–    Nhấn phím “Enter” lần nữa nếu khơng sửa số.
–    Nhập tên cho số điện thoại vừa chọn.
–    Nhấn phím “Enter”
–    Sau đó nhấn phím “Exit để thoát.

Leave A Comment?