Bài học hữu ích từ hành trình đi đến điện toán đám mây

Trong giờ làm việc, tôi sử dụng chat và video để giao tiếp với đồng nghiệp khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi sử dụng Internet  để dễ dàng chia sẻ tập tin, giao diện máy tính và chia sẻ ý tưởng một cách tự nhiên như thể chúng tôi đang ở trong cùng một phòng. Ngoài giờ làm việc, tôi mở một loại đám mây khác để kiểm tra các phương tiện truyền thông xã hội khác nhau và xem những tin tức mới nhất, các xu hướng công nghệ cũng như những cập nhật từ bạn bè. Trong công việc chuyên môn và cuộc sống cá nhân, cũng giống như hầu hết mọi người, tôi kết nối với điện toán đám mây.

Hành trình của tôi đến điện toán đám mây không bắt đầu bằng những công cụ cộng tác này. Nó bắt đầu vào cuối những năm 90 khi tôi quyết định theo học và giành được bằng tốt nghiệp về mạng và truyền thông. Đó là một quyết định thú vị và khủng khiếp khi tôi vừa giành được bằng đại học về quản trị kinh doanh, nhưng các giáo sư lại đảm bảo với tôi rằng tấm bằng đó đã không đòi hỏi tôi phải có bất kỳ kinh nghiệm kỹ thuật nào. Tuy vậy, trong suốt lớp học đầu tiên về kỹ thuật cơ bản, chúng tôi đã được thông báo theo thống kê có rất nhiều người đã trượt bài kiểm tra đầu tiên. Tôi đã rất sợ những con số đó. Cuộc hành trình của tôi đến điện toán đám mây đã có một khởi đầu không mấy suôn sẻ. Kiến thức tôi thu nhặt được từ những ngày đầu tiên đến với điện toán đám mây tuy không nhiều nhưng là những bài học quan trọng đầu đời và vẫn còn giá trị đến nhiều năm sau đó.

1. Học cách nắm bắt lượng thông tin khổng lồ

Sau khi tốt nghiệp, tôi đã làm việc cho một công ty viễn thông chỉ vài tháng trước khi sự suy thoái của thị trường dotcom (.com) vượt quá tầm kiểm soát. Do sự bất ổn kinh tế, tôi đã nắm giữ nhiều vị trí trong ngành viễn thông trong suốt 6 năm. Tôi đã học cách vận hành thiết bị quang học tốc độ cao, xây dựng các yêu cầu kỹ thuật về điện năng, phát triển hệ thống Point of Presence (POP), và làm việc trên các hệ thống kết nối chéo kỹ thuật số. Tôi đã học được cách thức và tự tay cắm jack điện thoại kết nối với Internet trong nhà. Lúc đó tôi không biết tôi đã là một kỹ sư điện toán đám mây.

2. Tận dụng mọi cơ hội học tập – ngay cả những điều bạn học sẽ bị thay thế sau đó

Một điều luôn luôn quan trọng là bạn cần sắc bén và nhanh nhẹn để có thể học được những thứ mới mẻ. Vào năm 2016, tôi đã bắt đầu làm việc tại Interative Intelligence mà Genesys đã mua lại vào tháng 12 năm 2016. Chuyển sang ngành công nghiệp phần mềm, tôi cảm giác như nhảy vào làn đường cao tốc của công nghệ. Trong ngành công nghiệp phần mềm contact center, chúng tôi tạo ra “tính năng”, đó là lý do chúng tôi được gọi là đội phát triển mã code chứ không phải là lập trình viên. Khi phát triển những tính năng mới, các ý tưởng được đánh giá dựa trên các tiêu chí như “đúng cách”, “xâm nhập”, hoặc “hiệu quả” để làm điều gì đó. Các chuyên gia phần mềm cũng yêu thích việc giải quyết các vấn đề và tranh luận trong quá trình làm việc!

3. Sẵn sàng để tự mình giải đáp các câu hỏi

Năm 2011, tôi trở thành nhà quản lý giải pháp trong đó bộ phận điện toán PureCloud của Interative Intelligence đã được giao nhiệm vụ lấy phần mềm cơ sở và biến nó thành dịch vụ contact center dựa trên điện toán đám mây. Một dịch vụ điện toán đám mây bao gồm ba điều sau:
• Một giải pháp kinh doanh gồm toàn bộ những tính năng cần thiết.
• Các sản phẩm dịch vụ, ví dụ như định giá dựa trên khả năng sử dụng, thỏa thuận về cấp độ dịch vụ (SLA), và bảo đảm thời gian hoạt động.
• Cơ chế phân phối dựa trên điện toán đám mây cung cấp tính khả dụng cao, liên tục trong kinh doanh, khắc phục rủi ro, bảo mật dữ liệu và tối ưu hóa vận hành.

Là một công ty chuyên về phần mềm contact center, sản phẩm của chúng tôi đã tạo ra một giải pháp kinh doanh tuyệt vời. Nhưng biến nó thành một giải pháp điện toán đám mây thì không hề đơn giản. Chúng tôi học được rằng việc cung cấp tính nhất quán, quy trình lặp lại và các giải pháp được xác định rõ ràng sẽ tạo nên thành công trong điện toán đám mây.

4. Cần tạo ra một giải pháp có khả năng tùy biến và mở rộng linh hoạt

Năm ngoái, tôi đã gặp phải một thách thức mới trong bộ phận điện toán đám mây khi giám sát quá trình phát triển các khả năng cải thiện nền tảng PureCloud cho cộng đồng đối tác của chúng tôi. Thuật ngữ “nền tảng” được sử dụng để chỉ các thành phần cơ bản chạy các ứng dụng phần mềm. Nhưng trong thế giới nền tảng điện toán đám mây ngày nay, nền tảng contact center được xem là bất cứ thứ gì mà bạn có thể xây dựng để tạo ra các tính năng và dịch vụ chưa được hình dung trong giai đoạn thiết kế ban đầu.

Mục tiêu của tôi là cung cấp các tính năng cho các đối tác để cho phép họ thâu tóm và thiết lập khách hàng trong khi tạo ra các ứng dụng giá trị gia tăng một cách liên tục. Để thu được toàn bộ lợi ích của nền tảng này, đầu tiên chúng tôi triển khai các tính năng mới trong API công khai của chúng tôi. Phát triển tính năng theo cách này tạo cơ hội cho đối tác của chúng tôi thực hiện các khả năng thông qua các công cụ hiện tại của họ một cách có thể dự đoán được, chẳng hạn như cho phép đối tác có thể thêm danh mục sản phẩm của chúng tôi vào hệ thống đặt hàng của họ. Bước tiếp theo là phát triển giao diện người dùng, cho phép đối tác thiết lập những tính năng này vào việc sử dụng hàng ngày.

Chúng tôi sẽ đo lường mức độ thành công bằng cách loại bỏ những điểm bất hòa giữa đối tác và những khách hàng mà họ cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng. Chúng tôi mong muốn đạt được “Hiệu ứng mạng lưới”, một hiện tượng trong đó một sản phẩm hay dịch vụ trở nên giá trị hơn khi có nhiều người sử dụng hơn. Tập trung vào những công cụ và tính năng dành cho tất cả mọi người làm cho tính hiệu quả thông qua mạng lưới trở nên khả thi.

5. Điện toán đám mây cung cấp các tính năng và công cụ để biến các ý tưởng sáng tạo trở thành hiện thực.

Cách tốt nhất để hiểu bài học thứ năm này là sử dụng nền tảng được xây dựng một cách đúng đắn dựa trên triển vọng của điện toán đám mây để cung cấp quy mô không giới hạn; khả năng phục hồi chưa từng có; khả năng mở rộng chức năng và sự đổi mới liên tục và nhanh chóng.

Những bài viết liên quan:

Mô hình chuyển sang dữ liệu điện toán đám mây dành cho doanh nghiệp 

 

Leave A Comment?